Giải Trí Tổng Hợp

Mâm Cúng, Văn Khấn Cúng Thần Tài Mùng 1, Mùng 10 Ngày Rằm Và Ngày Thường

văn khấn thần tài mùng 1
4.9/5 - (9 bình chọn)

Thờ cúng thần Tài là một trong những truyền thống văn hoá của Việt Nam. Vậy cúng thần tài cần chuẩn bị những gì, mâm cúng thần tài cần có gì? Cần lưu ý những gì và văn khấn thần tài mùng 1, mùng 10 ngày Rằm và ngày thường như thế nào? Cùng igiaidap tìm hiểu mâm cúng. văn khấn cúng Thần Tài mùng 1, mùng 10 ngày Rằm và ngày thường có những gì nhé!

Tìm Hiểu >> Mâm Cúng Giỗ Cha Mẹ Cần Những Gì? Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Cha Mẹ Giỗ Đầu, Giỗ Hết Và Ngày Thường

Truyền thống thờ Thần Tài Thổ Địa

Ông Địa, còn được biết đến với tên gọi Thổ Công, được lòng đa số gia đình Việt Nam và được thờ cúng như một vị thần quản lý và bảo vệ khu vực đất đai mà họ sinh sống. Hình tượng của ông Địa thường được miêu tả như một ông lão tâm hồn phúc hậu, hiền lành, với vẻ bụng to và luôn cầm trên tay một chiếc quạt mo lớn.

Thần Tài, một vị thần khác, được thờ cúng vì khả năng mang lại may mắn và thịnh vượng về tài chính, kinh tế, và bảo vệ tài sản của các gia đình. Thần Tài thường được mô tả như một người già với râu và tóc bạc phơ, mang nụ cười nhân từ và biểu hiện tính hiền lành. Trên tay Thần Tài thường cầm một thỏi vàng, tượng trưng cho sự giàu có và tài lộc.

Trong văn hóa Việt Nam, Thổ Địa và Thần Tài được tôn kính và thờ cúng như những biểu tượng của an lành, tài lộc và sự giàu có.

văn khấn thần tài mùng 1
Truyền thống thờ Thần Tài Thổ Địa

Tổng hợp lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa

Thời gian cúng Thần Tài

Thời điểm tốt nhất để cúng Thần Tài là vào buổi sáng từ 7 đến 9 giờ (giờ Thìn). Trước khi cúng, hãy dọn dẹp bàn thờ Thần Tài một cách cẩn thận. Các bạn cũng có thể tra cứu giừo đẹp trong lịch vạn sự, hoặc tìm giò đẹp phù hợp với tuổi của gia chủ.

Người Việt Nam có thể cúng Thần Tài hàng ngày, hàng tháng. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày quan trọng nhất để cúng Thần Tài, còn được gọi là ngày vía Thần Tài. Trong năm Quý Mão, ngày mùng 10 rơi vào ngày 31/1 theo lịch dương, vì vậy hãy chuẩn bị đầy đủ để cúng vía Thần Tài và mong sự thuận lợi trong công việc kinh doanh.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài

Nếu bạn muốn, bạn có thể mời một chuyên gia phong thủy để đến nhà và giúp bạn quyết định vị trí đặt bàn thờ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bàn thờ Thần Tài không nên đặt trước cửa phòng tắm hoặc gần khu vực chứa thùng rác hoặc đồ đạc cá nhân. Những vị trí như vậy có thể làm ô uế và làm bẩn hình tượng của vị thần. Vì vậy, nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải được giữ luôn sạch sẽ.

văn khấn thần tài mùng 1
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài

Mâm cúng Thần Tài

Đối với nhiều người, việc mua vàng chỉ là một yếu tố cần thiết nhưng chưa đủ để đạt thành công trong kinh doanh. Để đảm bảo thành công và thuận lợi trong kinh doanh suốt cả năm, họ chuẩn bị mâm lễ cúng Thần Tài, bao gồm:

  • Bộ tam sên gồm 3 món: 300g thịt lợn (có thể là thịt luộc hoặc thịt quay), 3 quả trứng luộc (gà hoặc vịt), và 3 con tôm hoặc cua luộc.

Ở miền Nam, đa số người dân thờ cúng Thần Tài cùng với ông Thổ Địa, và họ còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng trên bàn thờ. Cá lóc được để nguyên vẹn để nhắc nhở về thời kỳ khó khăn của ông cha trong giai đoạn đầu khai hoang, khi họ không có đủ điều kiện để lột vảy cá.

  • Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu…, và một bình hoa tươi với màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly…).
  • Một bộ tiền giấy và vàng mã.
  • Thuốc lá (bao gồm một bao thuốc và hai điếu thuốc gói đầu).
  • Hai hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng thần Tài và Thổ Địa. Đây là các vật trưng cho cuộc sống sung túc, ấm no, và được đặt từ đầu năm tới cuối năm để mang lại may mắn.

Ngoài ra, mâm cúng ngày vía Thần Tài còn bao gồm khay vàng giấy, hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, một khay nước bao gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Mâm cúng ngày thường thường bao gồm hoa quả và đồ chay, trong khi mâm cúng ngày vía Thần Tài có thêm đồ mặn như một miếng thịt, một con tôm và một quả trứng luộc.

Ngoài ra, trong tập tục dân gian, mua vàng và đặt lên bàn thờ khi cúng được coi là cách xin lộc từ Thần Tài. Sau khi cúng xong, người ta mang vàng trên người để mang lại may mắn suốt cả năm.

văn khấn thần tài mùng 1
Mâm cúng Thần Tài

Những lưu ý khác khi cúng Thần Tài

Khi đốt nhang, hãy thay nước uống, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối khi chúng chín vàng.

Tránh để chó mèo hoặc bất kỳ con vật nào gây quậy phá gây mất trật tự trên bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng, hãy lau chùi bàn thờ và tắm rửa cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 của tháng âm lịch, sử dụng nước lá bưởi hoặc rượu pha nước.

Sau khi cúng xong, hãy cất giữ gạo và muối để sử dụng về sau để nhận lộc từ Thần Tài, không để rơi ra ngoài.

Vàng và bạc nên đốt ở ngoài, rượu hoặc nước nên tưới vào nhà qua cửa, nhằm mang lộc vào trong. Bộ tam sên và bánh trái nên chia nhau trong nhà và không cho người ngoài sử dụng.

văn khấn thần tài mùng 1
Những lưu ý khác khi cúng Thần Tài

Share >> Phục Vị Trong Phong Thuỷ, Trong Hôn Nhân Là Gì? Cách Tính Hướng Phục Vị Theo Tuổi

Bài văn khấn Thần Tài mùng 1

Dưới đây là bài văn khấn cúng Thần Tài vào mùng 1:

Nam mô A Di  Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài thần linh, thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài vị tiền.

Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di  Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn Thần Tài mùng 10, ngày Rằm

Dưới đây là bài văn khấn cúng Thần Tài vào mùng 10, ngày Rằm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy ngài Gia môn Thổ phủ, Thổ chủ Tài thần.

Con kính lạy các ngài thần Tài vị tiền. Con kính lạy tiền hậu địa chủ chư vị linh thần.

Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc đức Chính thần. Con kính lạy các ngài thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…, là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty)…, kinh doanh…

Hôm nay là ngày rằm (hoặc mùng 10) tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn thần chứng giám.

Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho… nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Bài văn khấn Thần Tài khai trương

Dưới đây là bài văn khấn cúng Thần Tài khi khai trương:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy: Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần, quan đương niên hành khiển, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương; ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa, Long mạch tôn thần và tất cả các thần linh cai quản, cư ngụ trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Con tên là (nói họ tên thật)… ngụ tại (nói địa chỉ hiện đang cư ngụ)… thành tâm sửa biện hương, hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được khai trương (khai trương việc gì nói rõ).

Con thành tâm cung thỉnh: Ngài đương niên hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương; ngài bản xứ thần linh, thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long mạch tôn thần và tất cả các thần linh cai quản, cư ngụ trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Các chủ vị Tài thần, Phúc thần, ông chủ đất, bà chủ đất, tiền chủ, hậu chủ và các hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật.

Đốt nén tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh ra tay hộ độ cho con khai trương thuận lợi cùng gia quyến, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc, tài thăng tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện, làm ăn phát đạt, mua may bán đắt, lợi lộc dồi dào.

Xin các ngài phù trì cho con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Người người được bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc; âm phù – dương trợ, sở nguyện tòng tâm, với tấm lòng thành.

Cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn Thần Tài hàng ngày

Dưới đây là bài văn khấn cúng Thần Tài vào hàng ngày:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy ngày Gia môn Thổ phủ, Thổ chủ Tài thần. Con kính lạy các ngài thần Tài vị tiền.

Con kính lạy tiền hậu địa chủ chư vị linh thần. Con kính lạy Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần

Con kính lạy các ngài thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại:… Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty)… kinh doanh…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn thần chứng giám.

Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:… nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kinh xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Xem thêm >> Văn Khấn Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai, Bé Gái, Mâm Cúng Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Tạm kết

Trên đây là thông tin chi tiết về các lễ vật, những lưu ý và văn khấn cúng thần Tài mùng 1, mùng 10 ngày Rằm hay ngày thường. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!

Avatar

btv1

About Author

You may also like

1 newton bằng bao nhiêu kg
Chuyển Đổi Kiến Thức Tổng Hợp

1 Newton, 10 Newton Bằng Bao Nhiêu Kg? Bảng Quy Đổi Newton (N) Sang Các Đơn Vị Đo Khối Lượng Khác

  • Tháng Sáu 19, 2023
Newton (N) là một trong những đơn vị quen thuộc trong quá trình học tập trên trường lớp. Vậy đơn
tham quan hay thăm quan
Chính Tả Kiến Thức Tổng Hợp

 [Share] Tham Quan Là Gì? Tham Quan Hay Thăm Quan Mới Đúng Chính Tả Tiếng Việt?

  • Tháng Sáu 19, 2023
Ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn do cách